Ai cũng biết rằng đồng hồ là thứ đo thời gian hàng ngày – vật có kim giờ, phút, giây. Nhưng liệu rằng có ai đã từng thắc mắc, trước khi có sự xuất hiện của chiếc đồng hồ ấy, loài người đã dùng thứ gì để đo thời gian?
Hộp xoay đồng hồ Paul Design xin gửi tới quý độc giả thông tin này!
Đồng hồ mặt trời
Đồng hồ mặt trời được người Ai Cập sáng tạo ra. Họ là những người đầu tiên nghĩ đến việc xây dựng những cột lơn và đặt ở những vị trí thích hợp, dùng chính cái bóng cột để đo thời gian. Nhưng cách này, chỉ giúp loài người có thể biết đâu là giữa ngày. Sau này, người Ai cập mới tạo ra chiếc đồng hồ mặt trời với thiết kế được chia làm 10 phần. Tất nhiên, chiếc đồng hồ mặt trời này sẽ không thể chỉ giờ vào những ngày trời âm u nhiều mây, hay thậm chí là ban đêm.
Đồng hồ ngôi sao
Vẫn lại là người Ai Cập, để có thể đếm giờ vào ban đêm, họ đã sáng tạo ra dụng cụ đo giờ bằng một dụng cụ thiên văn. Họ buộc một quả tạ vào một sợi dây, canh sao cho chúng hướng về sao Bắc Cực và dựa vào đó để đánh dấu một đường thiên kinh tuyết. Thời gian sẽ được xác định vào số ngôi sao vượt qua đường này.
Đồng hồ cát
Một dụng cụ quen thuộc với chúng ta ngày nay. Nhưng về việc ai đã nghĩ ra chúng thì vẫn không hề có chút thông tin. Đồng hồ cát này tiết kế để đo những khoảng thời gian ngắn hơn như cỡ 1 giờ, nửa giờ hay chỉ vài phút.
Đồng hồ nhang
Thiết bị đo thời gian nghe có vẻ kỳ cục này được xuất phát từ đất nước Trung Quốc. Chúng rất phổ biến ở những đất nước Đông Nam Á. Thiết bị này sử dụng cây nhang hay nến, trên đó có khắc những vách số trên thân, người sử dụng cần phải biết thời gian nến cháy hết để xác định thời gian.
Đồng hồ nước
Một lần nữa, người Ai Cập cũng là những người sở hữu phát minh này và chúng cũng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, thậm chí tới tận thế kỷ 20. Chiếc đồng hồ này được hoạt động bằng cách đo lượng nước từ bình này sang mình chứa khác.
Đồng hồ quả lắc
Vào năm 1653, Galileo Galilei phát minh ra con lắc, ông đã tình toán chính xác rằng nếu con lắc có độ dài 99,38 cm thì nó sẽ chạy 1 chu kỳ đúng 1 giây.
Sự phát minh này, cùng với sự ra đời của đồng hồ cơ học năm 1300, hệ thống dây cót được phát triển ở thế ký 15 cùng cới sự xuất hiện của kim phút, kim giây những năm 1475 – 1560. Đồng hồ quả lắc ra đời.
Đồng hồ thạch anh
Jacques và Pierre Curie đã phát hiện ra hiện tượng áp điện ở tinh thể thạch anh năm 1880. Hiểu đơn giản đó là chúng có khả năng chuyển các dao động cơ học. thành xung điện áp và ngược lại. Chúng tạo ra những dao động điện rất ổn định, điều đó có thể làm đồng hồ thạch anh chính xác hơn, thậm chí còn khiến đồng hồ quả lắc tiện lợn hơn.
Đồng hồ nguyên tử
Chúng được chế tạo vào năm 1949, tại Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ. ĐỒng hồ điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được. Đây cũng là một trong những loại đồng hồ chính xác nhất cho tới thời điểm này.
Chúng được dùng trong tên lửa, máy bay không người lái, hay đo thời gian để xác định khoảng cách trên vệ tinh.